Đồ uống Ẩm_thực_Mông_Cổ

Người Mông Cổ sử dụng sữa lên men chứ không uống trực tiếp sữa tươi

Về đồ uống, Mông Cổ là đất nước của đàn gia súc trong đó nhiều loại gia súc cho sữa như bò sữa, dê, cừu, lạc đà, ngựa. Người dân uống trà sữa Mông Cổ quanh năm, nhiều hơn uống nước lọc. Đồng thời, người Mông Cổ lại thường sử dụng các loại sữa lên men (sữa chua) mà đặc trưng là sữa chua Koumis và các chế phẩm từ sữa như phô mai, , váng sữa, bánh sữa cùng chế phẩm khác từ sữa, họ ít uống trực tiếp sữa tươi, nguyên nhân là người Mông Cổ thuộc nhóm cư dân có tỷ lệ enzymne lactase vĩnh trú (tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể kể cả khi cơ thể đã qua giai đoạn cai sữa) thấp nhất.

Trong khi đó, enzymne lactase là gen có chức năng giúp cơ thể hấp thụ được lactose có trong sữa, này cho phép uống sữa mà không bị tác dụng phụ. khi không có lactase thì không thể tiêu hóa, dung nạp được lactose trong sữa một cách bình thường, do đó, nếu một người lớn uống rất nhiều sữa, họ có thể bị đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng, chọt bụng, đau bụngtiêu chảy, do đó, với những người Mông Cổ chăn nuôi gia súc, thường họ uống sữa đã lên men, là sản phẩm có hàm lượng lactose thấp[4].